Bác hồ

Học cái tốt thì khó

"Học cái tốt thì khó, ví như người ta leo núi, phải vất vả, khó nhọc mới lên đến đỉnh. Học cái xấu thì dễ, như ở trên đỉnh núi trượt chân một cái là nhào xuống vực sâu" - Hồ Chí Minh
Tôi luôn tin rằng, trong mỗi con người chúng ta luôn tồn tại hai phần "thiện" và "ác", như phần "con" và phần "người" một cách song song và cạnh tranh lẫn nhau. Đứng trước mỗi sự việc, hai phần tử ấy lại đấu tranh quyết liệt để giành phần thắng. Và thường thì phần đen, phần "con", trong chúng ta thường mạnh mẽ hơn và có xu hướng tiêu diệt phần "thiện". Bác Hồ của chúng ta cũng đã căn dặn: "Học cái tốt thì khó, ví như người ta leo núi, phải vất vả, khó nhọc mới lên đến đỉnh. Học các xấu thì dễ, như ở trên đỉnh núi trượt chân một cái là nhào xuống vực sâu".

Thật vậy, con người ta luôn có xu hướng thích chọn việc nhẹ nhàng, dễ dàng, thích hưởng thụ, hơn là thích dấn thân vào cái khó, vào những thử thách gian truân. Nhưng ở đời, thành công thường đòi hỏi khổ luyện. Bởi thế, Bác mới nói "Học cái tốt thì khó,...". Ví dụ đơn giản trong cuộc sống hàng ngày, mỗi sáng ta thức dậy, phần "thiện" và phần "ác" trong chúng ta lại đấu tranh dữ dội, một bên thì bảo "Dậy đi, sáng rồi, dậy học tập, lao động, giúp ích cho đời", bên kia thì lại thủ thỉ: "Còn sớm mà, ngủ thêm một xíu nữa thôi, mình mệt quá, việc thì tí nữa dậy vẫn làm được mà". Và con người yếu đuối chúng ta thường dễ nghe những lời thì thầm ngon ngọt cám dỗ. Thế là ta lại ngủ thêm tí nữa, rồi thêm ngày nữa, ngày này qua ngày tháng, tháng nọ qua năm kia, bỏ lại mọi việc đều dang dở.

Nghe những lời Bác căn dặn, đừng bao giờ nên nghĩ rằng Bác chủ trương một chủ nghĩa khắc khổ. Không, Bác Hồ không bao giờ chủ trương sống ép xác. Cái mà Bác muốn nhấn mạnh ở đây chỉ là nguyên lý muôn đời: phải biết sống thích ứng với năng lực, với thu nhập, với hoàn cảnh của mình, theo đúng tinh thần của bốn chữ vàng là cần, kiệm, liêm, chính! Giữa phồn hoa vẫn giữ mình trong sạch.

Bài viết bạn có thể quan tâm

"Người thầy giáo tốt - thầy giáo xứng đáng là thầy giáo - là người vẻ vang nhất. Dù là tên tuổi không đăng trên báo, không được thưởng huân chương, song những người thầy giáo tốt là những anh hùng vô danh. Đây là một điều rất vẻ vang"

"Người thầy giáo tốt - thầy giáo xứng đáng là thầy giáo - là người vẻ vang nhất. Dù là tên tuổi không đăng trên báo, không được thưởng huân chương, song những người thầy giáo tốt là những anh hùng vô danh. Đây là một điều rất vẻ vang"

"Người thầy giáo tốt - thầy giáo xứng đáng là thầy giáo - là người vẻ vang nhất. Dù là tên tuổi không đăng trên báo, không được thưởng huân chương, song những người thầy giáo tốt là những anh hùng vô danh. Đây là một điều rất vẻ vang"
Chi tiết
Suy ngẫm những lời Bác dạy về bốn đức : "Cần - Kiệm - Liêm - Chính"

Suy ngẫm những lời Bác dạy về bốn đức : "Cần - Kiệm - Liêm - Chính"

Bác Hồ đã nêu rõ: “Trời có bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông / Đất có bốn phương: Đông, Tây, Nam, Bắc, / Người có 4 đức: Cần, Kiệm, Liêm, Chính..."
Chi tiết
“Một năm khởi đầu từ mùa xuân. Một đời khởi đầu từ tuổi trẻ. Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội”.

“Một năm khởi đầu từ mùa xuân. Một đời khởi đầu từ tuổi trẻ. Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội”.

Trong Thư gửi thanh niên và nhi đồng toàn quốc nhân dịp Tết Nguyên đán năm 1946, Bác Hồ viết: “Một năm khởi đầu từ mùa xuân. Một đời khởi đầu từ tuổi trẻ. Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội”. Thời gian càng lùi xa, suy ngẫm câu nói đó của Bác Hồ chúng ta mới thấy hết giá trị, tầm nhìn chiến lược, tình cảm và lời dạy của Bác dành cho tuổi trẻ. Có thể cảm nhận về tầm cao tư tưởng, tầm tổng quát thiên tài và nghệ thuật phép viết so sánh: “Mùa Xuân với Tuổi...
Chi tiết

TIN MỚI

HÌNH ẢNH ĐẸP

NGHE NHẠC ONLINE

PHIM TƯ LIỆU

LIÊN KẾT

Khảo sát ý kiến về nhu cầu của thanh niên hiện nay

      Xem kết quả

THỐNG KÊ LƯỢT TRUY CẬP

Đang online: 0

Lượt truy cập: 0