"Người thầy giáo tốt - thầy giáo xứng đáng là thầy giáo - là người vẻ vang nhất. Dù là tên tuổi không đăng trên báo, không được thưởng huân chương, song những người thầy giáo tốt là những anh hùng vô danh. Đây là một điều rất vẻ vang"
"Người thầy giáo tốt - thầy giáo xứng đáng là thầy giáo - là người vẻ vang nhất. Dù là tên tuổi không đăng trên báo, không được thưởng huân chương, song những người thầy giáo tốt là những anh hùng vô danh. Đây là một điều rất vẻ vang"
“Tôn sư trọng đạo” là truyền thống quý báu, là bản sắc văn hóa tốt đẹp của dân tộc ta, được vun đắp qua nhiều thế hệ, góp phần tạo nên nền văn hiến Việt Nam với bề dày hàng nghìn năm lịch sử. Từ xưa đến nay, nghề giáo luôn được xã hội tôn vinh là nghề cao quý; cha ông ta từng nói: “Không thầy đố mày làm nên”. Bác Hồ kính yêu đã dạy: “Nhiệm vụ giáo dục là rất quan trọng và vẻ vang, nếu không có thầy giáo thì không có giáo dục… không có giáo dục, không có cán bộ thì không nói gì đến kinh tế - văn hóa”; “Thầy cô giáo tốt là những anh hùng vô danh”; cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng cũng đã nhấn mạnh: “Nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý”.
Nghị quyết của Đảng qua các kỳ đại hội luôn coi giáo dục, đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân, toàn xã hội; đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển. Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” đã chỉ rõ: “Xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng và hội nhập quốc tế. Thực hiện chuẩn hóa đội ngũ nhà giáo theo từng cấp học và trình độ đào tạo”.
Bác Hồ đề cao sứ mệnh của người thầy giáo: “Có gì vẻ vang hơn là nghề đào tạo những thế hệ sau này tích cực góp phần xây dựng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản?. Người thầy giáo tốt – thầy giáo xứng đáng là thầy giáo – là người vẻ vang nhất…, những người thầy giáo tốt là những anh hùng vô danh… Nếu không có thầy giáo dạy dỗ cho con em nhân dân, thì làm sao mà xây dựng CNXH được? Vì vậy nghề thầy giáo rất là quan trọng, rất là vẻ vang”.
“Tôn sư trọng đạo” là truyền thống quý báu, là bản sắc văn hóa tốt đẹp của dân tộc ta, được vun đắp qua nhiều thế hệ, góp phần tạo nên nền văn hiến Việt Nam với bề dày hàng nghìn năm lịch sử. Từ xưa đến nay, nghề giáo luôn được xã hội tôn vinh là nghề cao quý; cha ông ta từng nói: “Không thầy đố mày làm nên”. Bác Hồ kính yêu đã dạy: “Nhiệm vụ giáo dục là rất quan trọng và vẻ vang, nếu không có thầy giáo thì không có giáo dục… không có giáo dục, không có cán bộ thì không nói gì đến kinh tế - văn hóa”; “Thầy cô giáo tốt là những anh hùng vô danh”; cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng cũng đã nhấn mạnh: “Nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý”.
Nghị quyết của Đảng qua các kỳ đại hội luôn coi giáo dục, đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân, toàn xã hội; đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển. Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” đã chỉ rõ: “Xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng và hội nhập quốc tế. Thực hiện chuẩn hóa đội ngũ nhà giáo theo từng cấp học và trình độ đào tạo”.
Bác Hồ đề cao sứ mệnh của người thầy giáo: “Có gì vẻ vang hơn là nghề đào tạo những thế hệ sau này tích cực góp phần xây dựng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản?. Người thầy giáo tốt – thầy giáo xứng đáng là thầy giáo – là người vẻ vang nhất…, những người thầy giáo tốt là những anh hùng vô danh… Nếu không có thầy giáo dạy dỗ cho con em nhân dân, thì làm sao mà xây dựng CNXH được? Vì vậy nghề thầy giáo rất là quan trọng, rất là vẻ vang”.