Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về tinh thần tự phê bình và phê bình
Sinh thời, Bác của chúng ta đã chỉ rõ không phải người nào cũng có trách nhiệm như nhau, mà trước hết là cán bộ chủ chốt từ trên xuống. Với quan điểm “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc”, nên theo Bác “Công việc thành hay bại một phần lớn là do tư tưởng đạo đức, thái độ và lề lối làm việc của các đồng chí đó”. Bởi vậy, “muốn trở thành người cán bộ tốt, phải có tinh thần tự chỉ trích”. Cách đây hơn 60 năm, trong tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc”, Bác phân tích: “Nể nang mình, không dám tự phê bình là tự bỏ thuốc độc cho mình”. Và khi nói về Đảng, Bác nghiêm khắc: “Một Đảng mà giấu giếm khuyết điểm của mình là một Đảng hỏng”.
Tự phê bình và phê bình với tiêu chí nòng cốt là: “...giúp nhau sửa chữa, giúp nhau tiến bộ. Cốt để sửa đổi cách làm việc cho tốt hơn, đúng hơn. Cốt để đoàn kết thống nhất nội bộ”. Thực tế đã chứng minh, sở dĩ Đảng ta đã lãnh đạo cách mạng thắng lợi, đó là nhờ Đảng ta biết vận dụng vũ khí tự phê bình và phê bình. Thế nhưng, có một sự thật đáng tiếc là vẫn có một bộ phận đảng viên mang nặng chủ nghĩa cá nhân, đã trở nên kiêu ngạo, công thần, tự cao tự đại, xa rời quần chúng. “Họ phê bình người khác mà không muốn người khác phê bình họ, không tự phê bình hoặc tự phê bình một cách không thật thà, nghiêm chỉnh. Họ sợ tự phê bình thì sẽ mất thể diện, mất uy tín. Họ không biết lắng nghe ý kiến của quần chúng...”
Chúng ta đều biết, ngay sau khi cách mạng thắng lợi, chính quyền về tay nhân dân, Bác đã lập tức cảnh báo về nguy cơ của chủ nghĩa quan liêu. Trong thư gởi các Ủy ban nhân dân tỉnh, huyện và làng xã tháng 10/1945, Bác đã nói tới những lỗi lầm của một số cán bộ như làm việc trái phép, cậy quyền thế, tư túi, chia rẽ, kiêu ngạo, Bác nghiêm khắc phê phán các “ông quan cách mạng”, “tưởng mình ở trong các cơ quan của Chính phủ là thần thánh rồi coi khinh nhân dân, cử chỉ lúc nào cũng vác mặt quan cách mạng”. Ngay trong kháng chiến chống Pháp, Bác đã nói tới nguy cơ của bệnh quan liêu, coi đó là nguyên nhân đẻ ra tình trạng tham ô, lãng phí. Bác đã thấy trước những vấn đề gay gắt nhất và đấu tranh không khoan nhượng chống mọi hành vi sai trái để bảo vệ sự trong sáng của Đảng. Là người sáng lập ra Đảng ta, xây dựng Nhà nước của dân, do dân và vì dân, Bác luôn luôn đòi hỏi mội đảng viên phải thường xuyên rèn luyện, tu dưỡng, không ngừng nâng cao danh hiệu cao quí của người đảng viên cộng sản thông qua vũ khí tự phê bình và phê bình.
Bác Hồ của chúng ta là một nhà đạo đức lớn, một chiến sĩ cách mạng quốc tế kiên cường và là một nhà tư tưởng có hành động nhất quán, vô cùng anh dũng. Bác không những dạy ta về lý luận, về phương pháp mà bản thân Người đã nêu tấm gương sáng cho chúng ta từ thế hệ này đến thế hệ khác, một con người suốt đời tu dưỡng đạo đức, luôn nhìn thẳng vào sự thật, nói đúng sự thật. Trong một bức thư gởi cán bộ đảng viên các cấp, Bác thiết tha kêu gọi: “Việc gì lợi cho dân, ta phải hết sức làm. Việc gì hại cho dân, ta phải hết sức tránh”. Và những dòng cuối thư, Bác đã trút hết lòng mình để nói rằng: “Vì hạnh phúc của dân tộc, vì lợi ích của nước nhà mà tôi phải nói. Chúng ta phải ghi sâu những chữ công bình, chính trực vào lòng”.
Tư tưởng của Bác và Đảng ta là giáo dục con người, giáo dục mọi người thành người, làm người có nhân cách, có văn hóa để tận trung với nước, tận hiếu với dân. Bản thân cán bộ, đảng viên luôn có tinh thần tự phê bình và phê bình để sửa chữa sai lầm, khuyết điểm nhằm mục đích phục vụ cách mạng ngày càng tốt hơn.
Học tập tính nghiêm khắc của Bác trong tự phê bình và phê bình là để “xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân”. Muốn thế, chúng ta cần phải “Không sợ sai lầm nhưng đã nhận biết sai lầm thì phải ra sức sửa chữa”.
Với vai trò là một người đoàn viên, một người cán bộ Đoàn đang học tập và công tác trong môi trường rèn luyện của tổ chức Đoàn, bản thân đã đọc và cảm thấy trăn trở với điều Bác dạy thanh niên về thái độ khách quan, tinh tường khi phê phán và tinh thần dũng cảm đối diện với sự phê phán để vươn lên. Trong tôi không chỉ lưu lại tư tưởng, mà còn rất nhiều hành động trong suốt cuộc đời cách mạng của Bác làm tôi khâm phục vì thể hiện chất cộng sản của một người nhìn nhận đúng về bản thân, đất nước, dám đấu tranh cho lẽ phải.
Nhìn lại mình và nhiều thanh niên khác, tôi nhận ra trong quá trình rèn luyện, một tinh thần luôn thẳng thắn để nhìn thẳng vào sự việc, tìm ra giải pháp giúp nhau cùng tiến bộ đôi khi đã giảm sút. Một số khi gặp chuyện thất bại thì sớm nản chí, quay sang đổ lỗi cho người này người nọ và viện lý do này hay lý do khác để từ chối khuyết điểm và trốn tránh trách nhiệm. Một số khác thì phê bình theo hướng chỉ trích, vạch lá tìm sâu, tệ nhất là nói xấu, việc gì cũng chê chỉ để mà... chê.
Riêng công tác tự phê bình và phê bình trong Đoàn thanh niên cần được chỉnh đốn, nâng cao hơn. Tại cơ sở phê bình còn qua loa và chất chính trị trong sinh hoạt Đoàn chưa cao. Một số biểu hiện còn yếu là: công tác đánh giá, phân tích chất lượng đoàn viên ở một số nơi làm không đúng, như không đem ra tập thể để quyết định. Một số nơi có đem ra tập thể nhưng đánh giá qua quít rồi cùng cho là đoàn viên xuất sắc, đoàn viên khá, tập thể chi đoàn mạnh, dù hoạt động của tập thể là cầm chừng, chi đoàn thiếu hẳn sức sống. Không có ai ý kiến, tranh luận. Tập thể đó quên đi một nguyên tắc quan trọng trong sinh hoạt Đoàn là tự phê bình và phê bình.
Để khắc phục tình trạng trên, theo tôi, chủ yếu phải làm cho tốt những nguyên tắc vốn đã có trong sinh hoạt Đoàn. Cần có những thủ lĩnh Đoàn có tài năng, đạo đức tạo ra tiếng nói, đổi mới phương thức sinh hoạt là cần thiết nhưng không biến Đoàn thành một nơi kỷ luật không được áp dụng... Cần có những diễn đàn để đoàn viên thanh niên bày tỏ quan điểm của mình một cách dân chủ, cho đoàn viên quen với cách tự phê bình và phê bình.
Tự phê bình và phê bình với tiêu chí nòng cốt là: “...giúp nhau sửa chữa, giúp nhau tiến bộ. Cốt để sửa đổi cách làm việc cho tốt hơn, đúng hơn. Cốt để đoàn kết thống nhất nội bộ”. Thực tế đã chứng minh, sở dĩ Đảng ta đã lãnh đạo cách mạng thắng lợi, đó là nhờ Đảng ta biết vận dụng vũ khí tự phê bình và phê bình. Thế nhưng, có một sự thật đáng tiếc là vẫn có một bộ phận đảng viên mang nặng chủ nghĩa cá nhân, đã trở nên kiêu ngạo, công thần, tự cao tự đại, xa rời quần chúng. “Họ phê bình người khác mà không muốn người khác phê bình họ, không tự phê bình hoặc tự phê bình một cách không thật thà, nghiêm chỉnh. Họ sợ tự phê bình thì sẽ mất thể diện, mất uy tín. Họ không biết lắng nghe ý kiến của quần chúng...”
Chúng ta đều biết, ngay sau khi cách mạng thắng lợi, chính quyền về tay nhân dân, Bác đã lập tức cảnh báo về nguy cơ của chủ nghĩa quan liêu. Trong thư gởi các Ủy ban nhân dân tỉnh, huyện và làng xã tháng 10/1945, Bác đã nói tới những lỗi lầm của một số cán bộ như làm việc trái phép, cậy quyền thế, tư túi, chia rẽ, kiêu ngạo, Bác nghiêm khắc phê phán các “ông quan cách mạng”, “tưởng mình ở trong các cơ quan của Chính phủ là thần thánh rồi coi khinh nhân dân, cử chỉ lúc nào cũng vác mặt quan cách mạng”. Ngay trong kháng chiến chống Pháp, Bác đã nói tới nguy cơ của bệnh quan liêu, coi đó là nguyên nhân đẻ ra tình trạng tham ô, lãng phí. Bác đã thấy trước những vấn đề gay gắt nhất và đấu tranh không khoan nhượng chống mọi hành vi sai trái để bảo vệ sự trong sáng của Đảng. Là người sáng lập ra Đảng ta, xây dựng Nhà nước của dân, do dân và vì dân, Bác luôn luôn đòi hỏi mội đảng viên phải thường xuyên rèn luyện, tu dưỡng, không ngừng nâng cao danh hiệu cao quí của người đảng viên cộng sản thông qua vũ khí tự phê bình và phê bình.
Bác Hồ của chúng ta là một nhà đạo đức lớn, một chiến sĩ cách mạng quốc tế kiên cường và là một nhà tư tưởng có hành động nhất quán, vô cùng anh dũng. Bác không những dạy ta về lý luận, về phương pháp mà bản thân Người đã nêu tấm gương sáng cho chúng ta từ thế hệ này đến thế hệ khác, một con người suốt đời tu dưỡng đạo đức, luôn nhìn thẳng vào sự thật, nói đúng sự thật. Trong một bức thư gởi cán bộ đảng viên các cấp, Bác thiết tha kêu gọi: “Việc gì lợi cho dân, ta phải hết sức làm. Việc gì hại cho dân, ta phải hết sức tránh”. Và những dòng cuối thư, Bác đã trút hết lòng mình để nói rằng: “Vì hạnh phúc của dân tộc, vì lợi ích của nước nhà mà tôi phải nói. Chúng ta phải ghi sâu những chữ công bình, chính trực vào lòng”.
Tư tưởng của Bác và Đảng ta là giáo dục con người, giáo dục mọi người thành người, làm người có nhân cách, có văn hóa để tận trung với nước, tận hiếu với dân. Bản thân cán bộ, đảng viên luôn có tinh thần tự phê bình và phê bình để sửa chữa sai lầm, khuyết điểm nhằm mục đích phục vụ cách mạng ngày càng tốt hơn.
Học tập tính nghiêm khắc của Bác trong tự phê bình và phê bình là để “xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân”. Muốn thế, chúng ta cần phải “Không sợ sai lầm nhưng đã nhận biết sai lầm thì phải ra sức sửa chữa”.
Với vai trò là một người đoàn viên, một người cán bộ Đoàn đang học tập và công tác trong môi trường rèn luyện của tổ chức Đoàn, bản thân đã đọc và cảm thấy trăn trở với điều Bác dạy thanh niên về thái độ khách quan, tinh tường khi phê phán và tinh thần dũng cảm đối diện với sự phê phán để vươn lên. Trong tôi không chỉ lưu lại tư tưởng, mà còn rất nhiều hành động trong suốt cuộc đời cách mạng của Bác làm tôi khâm phục vì thể hiện chất cộng sản của một người nhìn nhận đúng về bản thân, đất nước, dám đấu tranh cho lẽ phải.
Nhìn lại mình và nhiều thanh niên khác, tôi nhận ra trong quá trình rèn luyện, một tinh thần luôn thẳng thắn để nhìn thẳng vào sự việc, tìm ra giải pháp giúp nhau cùng tiến bộ đôi khi đã giảm sút. Một số khi gặp chuyện thất bại thì sớm nản chí, quay sang đổ lỗi cho người này người nọ và viện lý do này hay lý do khác để từ chối khuyết điểm và trốn tránh trách nhiệm. Một số khác thì phê bình theo hướng chỉ trích, vạch lá tìm sâu, tệ nhất là nói xấu, việc gì cũng chê chỉ để mà... chê.
Riêng công tác tự phê bình và phê bình trong Đoàn thanh niên cần được chỉnh đốn, nâng cao hơn. Tại cơ sở phê bình còn qua loa và chất chính trị trong sinh hoạt Đoàn chưa cao. Một số biểu hiện còn yếu là: công tác đánh giá, phân tích chất lượng đoàn viên ở một số nơi làm không đúng, như không đem ra tập thể để quyết định. Một số nơi có đem ra tập thể nhưng đánh giá qua quít rồi cùng cho là đoàn viên xuất sắc, đoàn viên khá, tập thể chi đoàn mạnh, dù hoạt động của tập thể là cầm chừng, chi đoàn thiếu hẳn sức sống. Không có ai ý kiến, tranh luận. Tập thể đó quên đi một nguyên tắc quan trọng trong sinh hoạt Đoàn là tự phê bình và phê bình.
Để khắc phục tình trạng trên, theo tôi, chủ yếu phải làm cho tốt những nguyên tắc vốn đã có trong sinh hoạt Đoàn. Cần có những thủ lĩnh Đoàn có tài năng, đạo đức tạo ra tiếng nói, đổi mới phương thức sinh hoạt là cần thiết nhưng không biến Đoàn thành một nơi kỷ luật không được áp dụng... Cần có những diễn đàn để đoàn viên thanh niên bày tỏ quan điểm của mình một cách dân chủ, cho đoàn viên quen với cách tự phê bình và phê bình.
"Tuổi trẻ là mùa Xuân của xã hội", lời dạy của Bác Hồ kính yêu cũng chính là tâm niệm của mỗi thanh niên, là niềm cổ vũ lớn lao, là động lực mạnh mẽ để tuổi trẻ tự tin vững bước, quyết tâm thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Bằng tấm gương đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên, thực hiện thắng lợi cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác, bằng ý chí tự lực, tự cường của thanh niên, của lớp trẻ, chắc chắn thế hệ trẻ Việt Nam xứng đáng với lời Bác dạy, xứng đáng trở thành người chủ tương lai của nước nhà.
BẢO HUY