Bác hồ

Bài thơ Nguyên tiêu

 

Ðọc lại bài thơ Nguyên tiêu
của Bác Hồ

        Bài thơ này được Bác Hồ sáng tác vào đúng dịp Rằm tháng Giêng, năm Mậu Tý (1948), miêu tả cảnh đêm trăng, và buổi họp bàn việc quân của Bác bí mật trên sông nước ở chiến khu Việt Bắc, khởi đầu kế hoạch cho cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp lúc đó đang bước sang năm thứ ba. Bài thơ "Rằm tháng Giêng" còn là một bài thơ tả cảnh để tả tình- bài thơ của một bậc thi nhân- bài thơ của một chiến sĩ cách mạng lỗi lạc

        Nguyên tác của Bác viết:

Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên
Xuân giang, xuân thuỷ, tiếp xuân thiên
Yên ba thâm xứ đàm quân sự
Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền

        Ông Xuân Thuỷ dịch bài thơ trên của Bác như sau:

Rằm xuân lồng lộng trăng soi
Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân
Giữa dòng bàn bạc việc quân
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền

    Cảnh mùa xuân của Bác trong bài thơ "Rằm tháng Giêng" là một bức tranh, sao vô cùng khoáng đạt:

Rằm xuân lồng lộng trăng soi
Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân

        Chỉ trong hai câu thơ tả cảnh đó, Bác dùng tới ba từ xuân liên tiếp một cách ngẫu nhiên mà rất có dụng ý nghệ thuật. Mỗi từ xuân để tả một hình ảnh: Trăng- Sông- Bầu trời. Miêu tả ba hình ảnh đó, Bác dùng từ "lồng lộng" và "lẫn" chính xác và khéo léo thuần thục trong ngôn từ như một hoạ sĩ danh tiếng có tài pha màu, phác thảo cảnh vật... vẽ nên một bức tranh xuân hài hoà và trải rộng khắp mênh mông.

        Mùa xuân đến không chỉ trên những chồi non lá biếc, mà tất cả vầng trăng đến dòng sông, bầu trời trong thơ Bác lúc này đều đầy sức sống của mùa xuân: "Rằm xuân lồng lộng trăng soi".

        Rằm xuân cũng là ngày Rằm tháng Giêng- một đêm trăng rằm tuyệt đẹp- một vẻ đẹp đến ngỡ ngàng.

        Trăng trở thành trung tâm kỳ vĩ của vũ trụ trong đêm rằm xuân- trăng trải rộng trên dòng sông- đem mùa xuân kỳ diệu đến cho dòng sông. Mùa xuân có chiều cao và chiều sâu tận cùng trong ánh trăng soi. Một mùa xuân bát ngát trong tầm mắt của Bác. Vượt ra khỏi khung cảnh Việt Bắc trở thành hình tượng đẹp đẽ của bầu trời tự do, của mùa xuân đất nước mà Bác cảm nhận thấy từ ánh trăng rằm trong những tháng ngày còn gian khổ. Có nghĩ đến điều ấy, ta mới càng thấy được phong thái ung dung và lạc quan cao đẹp của Bác. ẩn sau cảnh trăng xuân đó là hình ảnh của ngày mai tươi sáng đang đến gần. Ngày mai đó được bắt đầu bằng những kế hoạch và công việc rất cụ thể, rất thực tế của Ðảng ta và của Bác:

Giữa dòng bàn bạc việc quân
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền.

        Ðêm trăng rằm vắng lặng, êm dịu như bức tranh thuỷ mặc, trở nên sống động và thơ mộng bởi có sự góp mặt của những con người bất tử, đang chèo lái con thuyền cách mạng đi đến thắng lợi hoàn toàn. ở đó, có Chủ tịch Hồ Chí Minh- nhà thơ và người chiến sĩ cách mạng kiên cường đang "bàn bạc việc quân". Bài thơ kết lại bằng một câu ngân vang cao vút và đầy thi vị: "Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền". Ðêm khuya không hề có bóng tối, ánh trăng toả sáng khắp cả không gian. Hình ảnh con thuyền trở thành một hình ảnh liên tưởng và lãng mạn tuyệt đẹp- con thuyền như chở đầy ánh trăng. Ðó là hình ảnh của con thuyền cách mạng đang chở đầy chiến thắng, chở đầy niềm tin, đang đi tới tương lai rực rỡ huy hoàng.

        Dường như bài thơ nào của Bác cũng kết thúc bằng những câu thơ bất ngờ và tuyệt đẹp như thế. Từ vẻ đẹp của nghệ thuật, vẻ đẹp của thiên nhiên đã toát lên sức mạnh tinh thần mãnh liệt của người chiến sĩ cách mạng.

(Lời bình của Nguyễn Duy Cách - Tạp chí Du lịch Việt Nam)

/uploads/files/B%C3%A0i%20th%C6%A1%20Nguy%C3%AAn%20ti%C3%AAu.pdf

Bài viết bạn có thể quan tâm

Thư bác gửi Văn phòng Đảng Cộng sản Mỹ năm 1930

Thư bác gửi Văn phòng Đảng Cộng sản Mỹ năm 1930

Thư bác gửi Văn phòng Đảng Cộng sản Mỹ năm 1930
Chi tiết
Tác phẩm Đường Kách Mệnh

Tác phẩm Đường Kách Mệnh

Tác phẩm Đường Kách Mệnh
Chi tiết
Kính cáo đồng bào 1941

Kính cáo đồng bào 1941

Kính cáo đồng bào 1941
Chi tiết
Bản thảo lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến

Bản thảo lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến

Bản thảo lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến
Chi tiết
Bản thảo Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh sửa chữa năm 1969

Bản thảo Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh sửa chữa năm 1969

Bản thảo Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh sửa chữa năm 1969
Chi tiết

TIN MỚI

HÌNH ẢNH ĐẸP

NGHE NHẠC ONLINE

PHIM TƯ LIỆU

LIÊN KẾT

Khảo sát ý kiến về nhu cầu của thanh niên hiện nay

      Xem kết quả

THỐNG KÊ LƯỢT TRUY CẬP

Đang online: 0

Lượt truy cập: 0